Những sai lầm khi sử dụng bếp hồng ngoại
Bài viết về cách sử dụng bếp hồng ngoại trên internet rất nhiều nhưng phân tán, và chưa tập trung, bị copy paste lại nhiều, alo-suadienlanh.com xin phép được tổng hợp và dẫn nguồn những bài viết chi tiết và hay nhất về nội dung “Những sai lầm khi sử dụng bếp hồng ngoại” cho quý khách tiện theo dõi:
Bà Nguyễn Minh Trang (số nhà 20, ngõ 178, Thụy Khuê, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi thường xuyên sử dụng bếp hồng ngoại khi đun nấu, ăn lẩu, đặc biệt trong những ngày lễ, Tết. Tuy nhiên, dù sử dụng cùng một loại bếp hồng ngoại, nhưng nhà tôi dùng không những không bền, mà còn tốn điện hơn nhiều gia đình khác. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trên?
Trả lời: Thưa bà Nguyễn Minh Trang!
Bếp hồng ngoại là dòng bếp hiện đại sử dụng điện. Để sử dụng bếp hồng ngoại an toàn, bền và tiết kiệm điện, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Những sai lầm thường gặp:
Sử dụng ổ cắm chung với nhiều thiết bị: Công suất bếp hồng ngoại khá lớn, từ 200W tới 2000W. Vì vậy, các hộ gia đình cần lưu ý, khi sử dụng nguồn điện cho bếp hồng ngoại phải đảm bảo an toàn, tránh chập nổ các thiết bị điện khác trong gia đình. Nguồn điện cung cấp cho bếp hồng ngoại phải thông qua một thiết bị ngắt mạch tự động đơn cực (là thiết bị ngăn chặn các thiệt hại khi có các sự cố về điện xảy ra như atomat chống giật, chống cháy, chập điện).
Kéo lê xoong, nồi trên mặt kính: Mặt bếp hồng ngoại làm từ kính siêu bền, độ chịu nhiệt cao, chống xước tốt, nhưng không phải vì vậy mà người dùng có thể kéo lê xoong nồi trên mặt kính. Làm như vậy lâu ngày sẽ dẫn đến mòn xước, mờ màu sắc bề mặt bếp hồng ngoại.
Che kín luồng khí lưu thông: Bếp hồng ngoại có thiết kế tương đối gọn gàng, nên người dùng thường tận dụng tối đa khoảng trống trên hoặc bên cạnh bếp để sắp xếp đồ đạc, và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.
Đặt dụng cụ bằng kim loại lên bề mặt bếp: Tất cả các vật bằng kim loại khi đặt trên mặt bếp đều được làm nóng, do vậy người sử dụng cần phải lưu ý để tránh bị bỏng trong quá trình sử dụng.
Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong: Chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức khi vừa nấu xong vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa.
Lau chùi bếp ngay sau khi vừa đun nấu: Sau khi tắt bếp, mặt bếp hồng ngoại vẫn nóng, do đó, người sử dụng không nên lau dọn bếp ngay tức thì mà nên chờ khi màn hình cảm ứng không xuất hiện chữ H, vùng nấu hết đỏ mới lau chùi. Tốt nhất, sử dụng khăn ướt và mịn để lau chùi khi bếp đã nguội. Việc này không chỉ giữ vệ sinh sạch sẽ cho bếp mà còn có tác dụng bảo vệ mặt kính giảm hiện tượng vỡ kính đến 90% do các lỗ thông khí của mặt kính được làm sạch.
Mẹo tiết kiệm điện
Điều chỉnh nhiệt độ tăng dần: Người dùng nên điều chỉnh nhiệt độ theo số tăng từ thấp tới cao, cách nhau khoảng 2 phút một lần, như vậy nhiệt lan tỏa từ từ, tiết kiệm điện năng. Tuyệt đối không điều chỉnh nhiệt độ cao quá ngay lập tức, vừa làm hao tốn điện năng vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp hồng ngoại.
Giảm nhiệt độ về mức thấp nhất khi thay nồi nấu: Sau đó khi đặt nồi mới lên bếp mới điều chỉnh tăng dần nhiệt độ. Không nên tắt bếp, sau đó khởi động lại, như vậy tốn điện hơn.
Tắt bếp sớm hơn vài phút: Khi nấu thức ăn sắp xong, nên tắt bếp sớm trước vài phút vì lượng hơi nóng còn lại từ bếp đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắt bếp khi hầm hay xào đồ ăn, không nên áp dụng với cách chiên thức ăn.
Nguồn bài viết: www.tietkiemnangluong.vn
Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài tổng hợp kiến thức sử dụng bếp hồng ngoại của chúng tôi, chúc quý khách một ngày làm việc hiệu quả.
Để lại một bình luận