CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÌNH NÓNG LẠNH
Hiện nay, việc sở hữu một chiếc bình nóng lạnh đã không còn xa lạ gì với các gia đình Việt nữa. Đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Việc sử dụng bình nóng lạnh khá đơn giản. Nhưng không phải ai cũng biết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh.
Bài viết này chúng tôi sẽ viết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh. Hi vọng có thể giúp bạn có thêm kiến thức thiết bị này. Giúp bạn sử dụng nó một cách hợp lý, an toàn nhất.
Cấu tạo của bình nóng lạnh
1. Lõi bình
Hiện nay các hãng sản xuất chỉ sản xuất loại lõi bình tráng men, bởi sự tối ưu của nó. Tác dụng lớn nhất của lớp tráng men này là để bảo vệ bình, tránh sự ăn mòn trong quá trình sử dụng. Lõi bình được làm từ thép tấm loại chuyên dùng để tráng men. Chúng được tráng 1 lớp men và đưa vào lò nung ở nhiệt độ ~8000oC. Ở nhiệt độ này, men thủy tinh sẽ nóng chảy và thẩm thấu vào bề mặt giúp liên kết thép và men thủy tinh.
2. Lớp cách nhiệt
Lớp giữ nhiệt là một lớp xốp được tạo thành từ PU (Polyurethane). Nó được bơm với mật độ cao vào khoảng trống giữa lõi và vỏ nhựa của bình nóng lạnh. Chất này có tác dụng giữ nhiệt giúp tiết kiệm điện năng cũng như tránh tối đa tổn thất nhiệt khi bình đun nước nóng.
3. Vỏ bình
– Đối với bình dung tích nhỏ: Vỏ bình được làm bằng nhựa cao cấp
– Đối với bình dung tích lớn: Vỏ bình được thêm một lớp thép sơn tĩnh điện
4. Thanh gia nhiệt
Thanh gia nhiệt – Đây là bộ phận chính rất quan trọng trong bình nóng lạnh. Thường thanh gia nhiệt được làm từ hợp kim hoặc bằng đồng. Một thanh gia nhiệt tốt phải đảm bảo các yêu tố như: cách điện tốt, truyền điện tốt và thời gian sử dụng lâu dài,…
5. Thanh Magie
Thanh magie hay thường gọi là thanh khử cặn thường được chế tạo bằng chất hóa học Magie. Chính thành phần chính là magie mà thanh khử cặn có tác dụng trung hòa các loại tạp chất có trong nước. Giúp chống lại sự ăn mòn điện hóa, từ đó giúp bảo vệ thanh gia nhiệt và làm tăng tuổi thọ của bình.
Thanh magie thường có tác dụng khi bật bình nóng lạnh hoạt động. Khi bình nóng lạnh hoạt động, dưới sự tác động của nhệt độ từ thanh gia nhiệt, thanh khử cặn sẽ bị ăn mòn dần. Vì vậy, các chuyên gia về bình nóng lạnh khuyên chúng ta nên thay thế thanh Magie định kỳ (thường thì sau 6 tháng sử dụng). Nhằm đảm bảo an toàn về điện cũng như tăng tuổi thọ của bình.
6. Điều khiển nhiệt độ – Rơle nhiệt độ
Có 2 chức năng cơ bản và chủ yếu:
– Chức năng điều khiển nhiệt độ: Khi nhiệt độ đủ (theo cài đặt) lúc này rơle sẽ tự động ngắt nguồn điện cấp cho thanh gia nhiệt. Đến khi nhiệt độ bị giảm xuống thì cũng chính rơle nhiệt độ sẽ cấp lại điện cho thanh gia nhiệt hoạt động.
Chức năng bảo vệ: Nếu gặp phải sự cố về bộ điều khiển, nó sẽ tự đọng ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn cho bình nóng lạnh cũng như chính người sử dụng.
7. Dây điện nguồn
Hầu như dây điện nguồn của các bình nóng lạnh hiện nay thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật ELCB (earth leakage circuit breaker) – Thiết bị phát hiện dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện. Khi có dòng dò lớn >=15mA thì bình sẽ không được cấp nguồn nữa do bộ chống giật sẽ tự động ngắt. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong bình.
8. Đèn hiển thị
Đèn hiển thị thường được lắp trong bộ Rơle nhiệt. Chức năng của đèn hiển thị là giúp người dùng biết được bình có hoạt động hay không. Khi nào bình đang đang hoạt động, khi nào bình ngắt chế độ.
9. Đường nước ra vào
Đường nước ra vào của bình nóng lạnh thường được thiết kế với hệ thống ren lớn. Giúp đấu nối đầu dây chắc chắn và dễ dàng.
Nhận biết: Thông thường đường dây màu đỏ chỉ đường nước nóng ra ngoài bố trí bên trái bình. Đường dây màu xanh chỉ đường cấp nước lạnh cũng như đầu lắp van một chiều và van an toàn của bình.
10. Van một chiều
Chỉ cho nước đi vào bình mà không cho nước đi theo chiều ngược lại nhằm mục đích giúp thanh gia nhiệt luôn có nước ngập kín.
Chức năng: Giúp xả nước khi gặp sự cố hoặc tháo bình di chuyển chỗ khác. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và dễ dàng hơn cho người lắp đặt.
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Bình nước nóng hoạt động cũng giống như một ấm đun nước. Sử dụng dây điện có công suất lớn (1500W; 2500W hoặc 6000W) để làm nóng nước.
Mặc dù là thiết bị có sự cách điện cao nhưng không phải không có rủi ro khi sử dụng bình nóng lạnh. Vẫn có thể xảy ra trường hợp rò điện của bình nóng lạnh (thông mạch từ dây mayso với môi trường bên ngoài). Hiện tượng xảy ra khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn (bong tróc) trong quá trình sử dụng. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Có một vài thói quen của người sử dụng bình tắm nóng lạnh làm gây hại cho bình, cũng như tạo ra nguy hiểm cho chính bản thân người dùng.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh. các bạn có thể xem xem một số lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh. Nhằm cung cấp thêm những điều cần biết để sử dụng bình nóng lạnh đúng cách hơn.
Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh.
Nếu bình nóng lạnh của gia đình bạn đang gặp sự cố, bạn không thể tự khắc phục. Bạn cần một địa chỉ sửa bình nóng lạnh uy tín. Hãy gọi điện cho trung tâm sửa điện lạnh Thanh Dương qua Hotline: 0985.273.853 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng nhất.
Chi tiết liên hệ:
Trung tâm sửa chữa điện lạnh Thanh Dương
Quản lí trung tâm – trưởng nhóm kỹ thuật: Lê Thanh Dương
(Sinh năm 1986, tốt nghiệp Bách Khoa chuyên nghành điện tử khoá 45. Kinh nghiệm 10 năm trong nghề sửa chữa điện tử điện lạnh tại Hà Nội)
Hotline: 0986.544.589 – 0941.219.886
Xưởng sửa chữa: Số 26 ngõ 192 ngách 445/17 Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0986.544.589 – 0941.219.886
Dịch vụ tham khảo thêm:
– Dịch vụ sửa máy rửa bát, sấy bát chuyên nghiệp tại nhà Hà Nội
Để lại một bình luận