CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GIẶT
Càng ngày, với sự phát triển không ngừng của công nghệ. Nhiều thiết bị điện tử được ra đời, phục vụ cho công việc của con người. Giúp chúng ta tiết kiệm công sức, không gian và cả thời gian nữa. Một trong số đó chúng ta không thể nào không kể đến Máy giặt – Một khái niệm không còn xa lạ nữa. Nhưng không hẳn ai cũng có thể biết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy giặt. Có những thiết bị điện tử, điện máy trong nhà, việc biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó sẽ không bao giờ thừa cả.
Bài viết này, chúng tôi muốn mang đến cho bạn những kiến thức về máy giặt. Cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Nói đến máy giặt, chúng được chia làm 2 loại: Máy giặt cửa trên và máy giặt cửa ngang.
MÁY GIẶT CỬA TRÊN
Trên đây là hình ảnh cấu tạo bên ngoài mà chúng ta nhìn thấy được của máy giặt cửa trên
MÁY GIẶT CỬA NGANG
Cấu tạo của máy giặt cửa ngang cũng giống như máy giặt cửa trên. Chỉ có điều cửa của máy giặt thay vì nó nằm bên trên mà nó nằm ngang mình phải ngồi xuống thì mới có thể đối diện trực tiếp với nó.
Một số thiết bị bên trong của máy giặt
+) Động cơ
Động cơ là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu. Tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của máy giặt. Đồng thời, nó còn là bộ phận chuyển động giúp lồng giặt quay qua dây Curoa
+) Hộp số và dây Curoa
– Hộp số máy giặt: là một bộ phận quan trọng giúp cho máy giặt. Hoạt động trong các quá trình như giặt, vắt… điều chỉnh vòng quay của động cơ một cách hợp lý nhất.
– Dây Curoa: giúp cho lồng giặt hoạt động theo chu trình.
+)Thiết bị cấp nước
Đây là một trong những linh kiện khá quan trọng của máy giặt. Nó giúp cho việc cấp nước vào máy giặt được đầy đủ để thực hiện chu kỳ giặt
– Van cấp nước (Máy giặt cửa đứng)
– Bơm xả nước (Máy giặt cửa ngang)
+) Bo mạch
Đây được xem là bộ não của máy giặt. Nó điều khiển vận hành toàn bộ quá trình hoạt động của máy giặt.
+) Giảm xóc máy giặt
Bộ phận này giúp giữ cân bằng lồng giặt và chống rung trong quá trình máy vận hành.
+) Phao báo áp suất
. Vai trò xác định mức nước thích hợp với số lượng quần áo được cho vào máy giặt. Nó thực chất là một công tắc cảm biến mức nước, được kết nối trực tiếp với board mạch.
+) Công tắc cánh cửa
Giúp thực hiện thao tác mở cửa máy giặt để cho hoặc lấy quần áo.
Nguyên lý hoạt động của máy giặt
Giai đoạn 1
Khi bạn bỏ quần áo vào máy cùng chất tẩy giặt, đóng nắp máy giặt và cung cấp nguồn điện. Lúc này máy giặt sẽ đảo hai chiều nhằm mục đích cân lượng quần áo. Từ đó đưa ra mức nước phù hợp cho quá trình giặt.
Giai đoạn 2
Khi cân xong, bo mạch sẽ dẫn điện điều khiển van cấp để nước chảy qua van chảy vào lồng giặt. Khi lượng mức chảy vào đủ với lượng mà máy đưa ra khi cân lượng thì bo mạch sẽ ngắt điện trên van nước. Cấp điện vào động cơ, lúc này máy bắt đầu quá trình giặt. Máy sẽ đảo và trộn quần áo liên tục trong chất tẩy quần áo (bột giặt, nước giặt). Quần áo sẽ được ma sát với nhau, làm sạch các vết bẩn, bụi bám
Giai đoạn 3
Khi máy đã giặt xong, động cơ sẽ không quay nữa cho tới khoảng thời gian lập trình được lập trình. Máy chuyển sang chế độ xả. Bo mạch sẽ cấp lại điện cho van xả để van xả nước trong lồng giặt ra ngoài nhờ dây curoa và hộp số. Khi nước đã xả hết phao báo mực nước sẽ báo đến cho bo mạch là đã hết nước. Lúc này bo mạch cung cấp điện cho động cơ tiếp tục quay (lúc này động cơ chỉ quay một chiều), làm cho lồng giặt quay theo (có thể 100 vòng/phút).
Giai đoạn 4
Khi vắt xong một lần thì máy lại tiếp tục quá trình giặt lần thứ hai và sau đó vắt một lần nữa. Sau đó máy báo kết thúc quá trình giặt. Máy sẽ tự ngừng hoạt động.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt được viết một cách đơn giản nhất. Nếu máy giặt của bạn gặp trục trặc gì đó và bạn cần đến một cơ sở uy tín giúp bạn. Bạn có thể gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0986.544.589. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/7 nhanh chóng nhất.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa máy giặt tại nhà, sửa các thiết bị điện tử, điện lạnh tại nhà.